Sự phổ biến Heli

Heli là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ, sau hyđrô. Trong khí quyển Trái Đất mật độ heli theo thể tích là 5,2 x 10−6 tại mực nước biển và tăng dần đến độ cao 24 km, chủ yếu là do phần lớn heli trong bầu khí quyển Trái Đất đã thoát ra ngoài khoảng không gian vũ trụ vì tỷ trọng thấp và tính trơ của nó. Có một lớp trong bầu khí quyển Trái Đất ở độ cao khoảng 1.000 km mà ở đó heli là chất khí chủ yếu (mặc dù tổng áp suất gây ra là rất nhỏ).

Heli là nguyên tố phổ biến thứ 71 trong vỏ Trái Đất, chiếm tỷ lệ 8 x 10−9, còn trong nước biển chỉ có 4 x 10−12. Nói chung, nó hình thành từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố, do vậy người ta có thể tìm thấy heli trong các mỏ khoáng chất chứa urani, thori v.v và trong vài loại nước khoáng cũng như khí phun trào núi lửa. Heli tồn tại trong nhiều loại khí tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Heli http://www.britannica.com/EBchecked/topic/260101 http://www.ingentaconnect.com/content/klu/asys/200... http://www.thespacereview.com/article/536/1 http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://adsabs.harvard.edu/abs/2004ApJ...600..544C http://www.lpi.usra.edu/meetings/lpsc2007/pdf/2175... http://fti.neep.wisc.edu/Research/he3_pubs.html http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11978648w http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11978648w http://www-d0.fnal.gov/hardware/cal/lvps_info/engi...